Giải pháp khi xây dựng trên địa hình ngập lụt

Tin Tức WorldSteel

Ngập lụt gây ra rất nhiều ảnh hưởng đầu tiên là tính mạng con người, tài sản, cũng như chất lượng công trình xây dựng, là vấn đề hết sức nan giải mà nhiều công trình trên thế giới (trong đó có Việt Nam) phải đối mặt. Thiên tai luôn vô định không thể đoán trước, tuy nhiên nếu được tính toán kỹ lưỡng về phương pháp kỹ thuật, kiến trúc hoàn toàn có thể giúp giảm thiểu các thiệt hại bảo vệ công trình cũng như con người.

Khảo sát luôn là vấn đề quan trọng đầu tiên: Xác định xem công trình đang được thiết kế có nằm trong khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hay không bằng cách xem lại lịch sử ngập lụt trước đây, tiếp đến thực hiện kiểm tra thông tin được cung cấp từ các đơn vị khí tượng thuỷ văn. Từ đó có thể quyết định có nên tiếp tục xây dựng công trình hay không. Nếu tiếp tục cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sau đây. Dưới đây là 9 lưu ý mà các kiến trúc sư thường áp dụng khi thiết kế công trình tại địa hình ngập lụt:

1. Nâng mặt nền cao hơn mức ngập

Các KTS nên tính toán cấu trúc mặt nền cao trên mức ngập để giảm thiểu thiệt hại nếu ngập lụt xảy ra. Độ cao mực nước ngập cho từng khu vực dân cư cụ thể sẽ được tính toán cẩn thận. Từ đó các Kiến trúc sư có thể cân nhắc độ cao của mặt nền và phương pháp thi công.

Các cách nâng cao mặt nền phổ biến có thể kể đến là xây dựng cấu trúc trên các cột hoặc đôn cao toàn bộ mặt nền. Để có thể lựa chọn được phương pháp thi công phù hợp nhất, các kiến trúc sư nên sử dụng các kinh nghiệm trước đây, đồng thời tìm kiếm thêm các giải pháp mới sau cho phù hợp.

2. Sử dụng vật liệu chống ngập

Vấn đề gì xảy ra khi để vật liệu ngâm trong nước trong thời gian dài, chúng có thể đối mặt với các trường hợp thiệt hại như tường móng công trình mất đi tính bền vững, cấu trúc bị phá vỡ, rò rỉ nhiên liệu,…

Vật liệu chống ngập là những vật liệu có thể tồn tại lâu dài khi tiếp xúc với nước trong ít nhất 3 ngày mà không bị thiệt hại đáng kể. Vật liệu chống ngập sẽ làm hạn chế ảnh hưởng của vật liệu trong nước. Chính vì vậy vật liệu chống ngập buộc phải có tính chất bền và chịu được độ ẩm rất cao, ví dụ như bê tông, gạch tráng men, vật liệu cách nhiệt và xốp, thép, keo chịu nước, sơn epoxy polyester, v.v.

3. Sử dụng vật liệu phủ, chất bịt kín và veneer chống thấm

Thường chống ngập có 2 cách, một là ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước vào công trình (chống ngập khô), và hai là cho phép nước được tràn vào công trình theo ý đồ được thiết kế từ trước (chống ngập ướt).

Lớp phủ, chất bịt kín và veneer chống thấm thường được sử dụng trong cách chống ngập đầu tiên. Một veneer chống thấm cho công trình có thể là bức tường gạch được hỗ trợ bởi màng chống thấm ở lớp ngoài để ngăn sự xâm nhập của nước. Còn lớp phủ và chất bịt kín có thể được áp dụng cho nền móng, tường, cửa sổ và cửa ra vào để ngăn nước vào nhà qua các vết nứt.

4. Chống ngập cho các thiết bị công trình

Lắp đặt các thiết bị ở vị trí cao ở mức nước ngập là cách bảo vệ công trình. Một số thiết bị có thể kể đến như: máy sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí, thiết bị ống nước, hệ thống ống dẫn và thiết bị điện bao gồm bảng dịch vụ, công tắc và ổ cắm. Nếu để chúng ngập trong nước thì sẽ làm thiết bị sẽ bị hư hỏng hoặc các trường hợp về điện.

Những thiết bị và hệ thống kể trên tốt nhất nên được lắp đặt ở vị trí cao hơn mực nước ngập hoặc được thiết kế để ngăn ngừa thiệt hại do lũ lụt như bổ sung vỏ chống thấm, rào chắn, lớp phủ bảo vệ hoặc các kỹ thuật khác…

5. Cố định chặt những thùng nhiên liệu

Điều mà chúng ta lo lắng đó là những thùng nhiên liệu này sẽ bị cuốn đi. đổ ra nguồn nước làm ảnh hưởng môi trường. Vì thế chúng cần được cố định chặt chẽ cách hiệu quả nhất là gắn chúng vào các tấm bê tông đủ nặng hoặc buộc dây, cố định với nền đất,…

6. Lắp đặt hệ thống thoát nước hoặc máy bơm

Nhờ lắp đặt các lỗ thoát nước tại mặt nền mà nước có thể thoát qua thay vì bị chặn đứng từ ngoài. Giải pháp này được khuyến khích vì mang lại hiệu quả rất tốt mà không hề gây thiệt hại nhờ giảm được áp lực mà nước gây ra cho các cửa sổ và tường. Hệ thống thoát nước này thường được xây ngầm dưới lòng đất, được xử lý bằng vật liệu chống ngập, thoát nước đọng. Hệ thống sẽ giúp hạn chế thiệt hại do nước ngập mặc dù sau đó sẽ phải được vệ sinh khi nước rút.

Tương tự, máy bơm cũng rất cần thiết, được sử dụng để bơm nước ngập khỏi các tầng hầm. Máy bơm loại sử dụng bằng pin được khuyên dùng bởi có thể hoạt động tốt trong trường hợp mất điện.

7. Xây dựng tường bao, đê chắn

Xây dựng tường bao thường được áp dụng với những công trình ven sông, biển nó có thể ngăn chặn nước tấn công công trình. Vật liệu xây tường bao là gạch bê tông hoặc bằng cách sử dụng nhiều lớp đất đắp chồng lên nhau với lõi chống thấm. Mặc dù đây là phương pháp đơn giản, và có hiệu quả tuy nhiên tường bao, đê chắn phải thường xuyên được bảo trì, chưa kể việc đắp đê cũng tiêu tốn số lượng lớn vật liệu xây dựng.

8. Lắp đặt van xả nước cống

Van xả nước cống giúp ngăn hệ thống nước thải bị ngập vào ngấm ngược vào nhà. Nước cống đôi lúc ngấm ngược vào nhà của các nhà dân gây ảnh hưởng đến tài sản và sức khỏe của con người.

9. Hướng những bãi cỏ dốc ra khỏi nhà

Đây cũng là một phương pháp nhưng Tạp Chí Nhà Thép thật sự không đánh giá cao, các KTS có thể thiết kế các bãi cỏ dốc ra khỏi nhà. Nếu bãi cỏ nghiêng về phía nhà, nước mưa sẽ chảy vào bên trong. Ngược lại, nếu nghiêng nó ra ngoài sẽ dẫn nước mưa đi.

Theo Archdaily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

We take processes apart, rethink, rebuild, and deliver them back working smarter than ever before.